Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng cây cối chỉ là những sinh vật tĩnh lặng, không có cảm xúc. Thế nhưng, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh được cây cối cũng có khả năng cảm nhận và phản ứng với môi trường xung quanh. Việc khám phá ra tri giác của cây cối không chỉ mở ra những chân trời mới cho khoa học mà còn gợi mở cho chúng ta một cách nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Hãy cùng Thegioicaycanh.online tìm hiểu về những thí nghiệm đặc biệt này nhé.
Thí nghiệm cho thấy thực vật có trí thông minh
Thí nghiệm này diễn ra vào tháng 2/1966 bởi chuyên gia phát hiện nói dối Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Cleve Backster. Khi đó, ông đã vô tình nối máy dò nói dối với cây huyết dụ sau đó tưới nước vào gốc cây theo hướng từ dưới lên trên. Bất ngờ, ông phát hiện trên bản vẽ của máy dò nói dối, bút điện tử đã tự động ghi lại một đồ hình răng cưa. Điểm đặc biệt là đồ hình này không đi theo hướng tưới nước mà lại hướng xuống dưới. Đây là loại đồ hình đặc trưng cho tâm trạng vui mừng kích động của con người.
Sau khi có kết quả đáng kinh ngạc đó, Cleve Backster đã nghĩ tới việc đốt lá cây để tiếp tục thực hiện thí nghiệm. Điều bất ngờ là bản vẽ đã phát sinh thay đổi, đồ hình không ngừng hướng lên dù cho ông chưa có bất kì hành động nào. Khi chuyên gia bắt đầu quẹt diêm, kim chỉ của máy đã ghi lại được dao động rất lớn, thậm chí đường cong ghi lại được còn vượt ra ngoài biên của tờ giấy ghi. Điều đó có thể hiểu rằng cây đã vô cùng sợ hãi. Tuy nhiên, khi ông giả bộ muốn đốt lá cây, bản vẽ lại không còn bất kì phản ứng nào. Qua đó có thể thấy, cây còn có khả năng phân biệt ý đồ của con người là thật hay giả.
Sau những thí nghiệm trên, Cleve Backster và các đồng nghiệp đã dùng các loại cây khác và thiết bị khác để làm những nghiên cứu tương tự và có được kết quả tương đồng. Theo đó, lần phát hiện ngẫu nhiên này là thí nghiệm đầu tiên có thể chứng minh được cây cối cũng rất thông minh.
Khả năng siêu cảm của thực vật
Thí nghiệm tiếp theo của Cleve Backster là về khả năng siêu cảm của cây. Ông đặt các chậu cây và các thiết bị đo trong 3 căn phòng khác nhau, sau đó nối cái cây vào điện cực của thiết bị. Sau khi đã hoàn thành các bước lắp đặt, ông đặt trước mặt cây một con tôm đang sống trong nồi nước sôi, dùng thiết bị chính xác đến từng 0.1 giây để ghi lại kết quả.
Đến ngày hôm sau, ông kiểm tra kết quả thí nghiệm thì thấy 6 – 7 phút sau khi tôm biển bị bỏ vào nước sôi, đường cong biểu thị hoạt động của cây có xu hướng đi lên một cách nhanh chóng. Từ đây, Backster đã rút ra được kết luận, sự tử vong của con tôm đã khiến cho cây có phản ứng mạnh mẽ. Ông rút ra kết luận rằng giữa thực vật với nhau có sự giao tiếp, hơn nữa thực vật với các sinh vật khác cũng có giao tiếp.
Sau thí nghiệm trên, Backster tiếp tục thử nghiệm theo phương thức khác tại đại học Yale. Ông cho một con nhện vào chung phòng với cái cây và cho con nhện bò xung quanh. Sau đó ông đã phát hiện giấy ghi của thiết bị xuất hiện một hiện tượng lạ: Trước khi con nhện bắt đầu bò đi, cái cây đã bắt đầu phản ứng. Điều này chứng minh được cái cây có khả năng siêu cảm, biết được ý đồ hành động của con nhện.
Thí nghiệm với khả năng ghi nhớ của thực vật
Cleve Backster đã thực hiện các thí nghiệm nhằm nghiên cứu năng lực ghi nhớ của thực vật. Thí nghiệm này diễn ra với 2 loài cây khác nhau, ông cho một học sinh tiêu hủy một cái cây trước mặt cái cây còn lại, sau đó cho học sinh này đứng lẫn trong nhóm 9 học sinh khác có cùng kiểu dáng quần áo và che mặt nạ. Tiếp đó, ông cho học sinh đi qua cái cây còn sống. Khi đến người thực hiện thí nghiệm trên, trên giấy ghi của thiết kế lập tức ghi lại tín hiệu cực kỳ mãnh liệt, đây là tín hiệu cho thấy cây đang sợ hãi khi phải đối diện với người trước mặt.
Ngoài ra, Backster còn phát hiện ra, khi đối diện với nguy hiểm, thực vật còn có phương pháp bảo vệ bản thân rất độc đáo. Cây sẽ rơi vào trạng thái giống con người khi hôn mê. Một hôm, một nhà tâm lý học người Canada đã có dịp đi thăm các thí nghiệm của Backster. 5 cây đầu tiên người này tiếp xúc đều không có phản ứng, cho đến cây thứ 6 mới có phản ứng. Điều đặc biệt là trong công việc hàng ngày, nhà tâm lý học này đã có những tổn thương đến thực vật, điều này khiến cho các cây của Backster đã rơi vào trạng thái hôn mê khi phải tiếp xúc với ông. Khi ông đi rồi, máy dò nói dối của Backster cho thấy những cái cây này đã phục hồi lại tri giác.
Ngoài Cleve Backster, vẫn còn rất nhiều nhà khoa học đã có những thí nghiệm tương tự chứng minh thực vật có khả năng ghi nhớ. Ví dụ, có người đã nối máy dò nói dối lên một cây xương rồng rồi có những tác động mạnh lên cây xương rồng. Khi người đó tiến lại gần cây lần nữa, kim chỉ của máy dò đã lay động một cách dữ dội, điều này chứng tỏ cây rất sợ người đó.
Khả năng phân biệt thật giả của thực vật
Qua nghiên cứu, các chuyên gia còn phát hiện ra thực vật còn có khả năng phân biệt thật giả. Cây có thể thăm dò những hoạt động tâm lý của con người, từ đó đưa ra kết luận liệu có phải người ta nói dối hay không.
Tiến sĩ tâm lý Aristide Esser – trưởng phòng nghiên cứu y học bệnh viện Rockland tại Orangeburg, New York đã hợp tác với một nhà hóa học đã tìm ra câu trả lời cho giả thiết này. 2 nhà khoa học đã nối điện cực lên một cây thuộc họ hải dụ sau đó tiến hành hỏi đáp. Trong quá trình này, có các câu trả lời được đưa ra không phù hợp với sự thật. Trong thí nghiệm này, cây đã chỉ ra được đâu là những câu trả lời nói dối.
Tiến sĩ Aristide Esser đã tiến hành thí nghiệm thêm nhiều lần khác nhau. Ông đã cho một số người trả lời câu hỏi mà ông đưa ra trước mặt cây, trong đó có rất nhiều câu trả lời sai. Kết quả là những cây mà tiến sĩ nuôi từ bé đều có phản ứng với những câu trả lời sai đó và được ghi lại trên giấy ghi của máy dò nói dối.
Tương tự với đó, Backster cũng làm nghiên cứu với một nhà báo. Ông đã yêu cầu vị nhà báo này đưa ra câu trả lời phủ định bất kể sự thực như thế nào. Sau một loạt câu trả lời mà nhà báo đưa ra, chỉ có một trong 7 câu trả lời khi đó là sự thực, điều đáng ngạc nhiên là cái cây lập tức phản ứng rõ ràng với câu trả lời này.
Từ những thí nghiệm này có thể thấy được, thực vật hoàn toàn có khả năng phân biệt được thật giả trong lời nói của con người.
Kết luận
Dù các thí nghiệm trên còn nhiều tranh cãi về việc liệu thực vật có thực sự sở hữu tri giác giống con người hay không, hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Dù kết quả cuối cùng ra sao, những khám phá này đã mở ra một cái nhìn khác về thế giới thực vật, gợi mở cho chúng ta về những bí ẩn sâu sắc của tự nhiên. Qua bài viết này, Thegioicaycanh.online đã cung cấp cho bạn thông tin về những thí nghiệm thú vị, để từ đây có thêm những góc nhìn mới đối với thế giới thực vật xung quanh.