Cây Liễu Rũ (Salix Babylonica): Những điều cần biết Phần 1

by Diệu Linh
81 lượt xem
Cây liễu rũ
(1 bình chọn)

Cây liễu rũ phong thủy mang lại may mắn hay điềm báo không may cho gia chủ? Có nên hay không trồng loại cây này trong khuôn viên sống, làm việc?

Hiện nay, với người yêu thích trồng cây phong thủy, không hiếm các lựa chọn vừa độc đáo, mới lạ vừa có tính thẩm mỹ cao để cân nhắc. Thị trường cây phong thủy đẹp ngày càng phát triển và giới thiệu nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới cho người mua, đáp ứng đa dạng tiêu chí tìm kiếm của khách hàng.

Những loại cây phong thủy trồng trong nhà như cây phong thủy kim tiền, cây phong thủy vạn niên thanh, cây lưỡi hổ phong thủy,… thường mang hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn. Những loài kích thước lớn hơn, phù hợp để trồng ở sân vườn như cây hoa giấy phong thủy, cây thủy tùng, cây ngâu phong thủy,… thường được chú trọng về dáng, thế cây nhiều hơn. Tuy nhiên, dù là loại cây trồng nào thì mục đích lớn nhất vẫn là mang lại nguồn năng lượng tích cực, sự may mắn về công danh, tài lộc,… cho gia chủ.

Cây liễu rũ vốn cũng là loại cây quen thuộc với người Việt, xuất hiện nhiều trong các tác phẩm thi ca, hội họa. Vẻ đẹp của liễu rũ là điều không còn bàn cãi nhưng xoay quanh ý nghĩa dưới góc nhìn phong thủy của loài cây này lại tồn tại khá nhiều quan điểm. Hãy cùng thegioicaycanh.online tìm hiểu tất tần tật về loài cây này nhé!

Tổng quan về cây liễu rũ

Cây liễu rũ

Giới thiệu chung về cây

Nhắc đến liễu rũ, hình ảnh quen thuộc gợi nhớ nhất chính là loại cây thân mềm mại với những chiếc lá nhỏ xinh, tựa như chùm pháo mọc dài xuống đất. Loài cây này thường bắt gặp ở những nơi công cộng, khuôn viên lớn như ven hồ, công viên,… Tuy nhiên, khá nhiều người nhầm lẫn giữa liễu rũ và cây tràm hoa đỏ vì hình dáng mọc có xu hướng rũ xuống đất.

Cây liễu rũ là cây gì?

Cây liễu rũ có tên khoa học là Salix Babylonica, thuộc họ Salicaceae. Nguồn gốc của cây được xác định từ Trung Quốc nhưng đã sớm trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam.

Đặc điểm của cây

Cây liễu rũ là loài thân gỗ, có dáng nhỏ, chiều cao trung bình từ 3m – 15m. Đặc điểm nổi bật nhất của liễu rũ chính là các tán lá dày đều phủ dài xuống đất, tạo dáng vô cùng mềm mại, thanh thoát cho cây. Đây là nét đẹp đặc trưng riêng của liễu rũ.

Lá liễu nhỏ, thon như những cây kim. Khi còn non, lá có màu xanh trắng nhưng chuyển thành xanh đậm vốn có khi dần trưởng thành. Phiến lá nhẵn, trơn bóng và mọc so le nhau trên cùng một cành, phần mép có răng cưa.

Cành cây liễu mang dáng vẻ mảnh mai, mềm mại, khi mọc luôn hướng xuống đất. Từ thân cây mọc thành những cành nhánh lớn, các nhánh lớn này mọc chếch lên trên nhưng các cành nhỏ mọc từ nhánh này lại rũ xuống, tựa như khung cửa sổ và bức rèm mỏng.

Liễu cũng là loài cây có hoa. Hoa của cây thuộc dạng hoa đơn tính, nếu là hoa đực thì là hoa trần không có đài hay tràng. Hoa liễu màu đỏ rực, rất nổi bật giữa nền lá xanh. Hoa cùng thường mọc thành chùm dài từ 10 – 30cm, có hình xoắn ốc. Vì vậy, vào mùa ra hoa, liễu rũ có các mảng màu tương phản rực rỡ vô cùng cuốn hút. Sau khi hoa tàn, quả liễu sẽ hình thành và được tạo nên bởi kết cấu 2 mảnh, hạt liễu có lông mịn màng và nhìn chúng khá giống hạt của cây hoa sữa. Liễu rũ là loài cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển ở mức bình thường, thuộc nhóm ưa ánh sáng, ưa ẩm và khả năng chịu hạn tốt.

Công dụng của cây liễu rũ

Cây liễu rũ

Cây liễu có nhiều công dụng y học

Khá nhiều thông tin thú vị và bất ngờ về công dụng của cây liễu rũ đối với đời sống cũng như nghiên cứu y học. Không quá nhiều người biết rằng loài cây này lại “đa năng” đến như vậy.

Trên thực tế, cách đây từ hàng ngàn năm, lá và vỏ cây liễu đã được ứng dụng để làm thuốc chữa bệnh, điển hình như người Ai Cập cổ đại sử dụng chúng để chữa đau khớp. Vào năm 1987, hãng dược phẩm Bayer của Đức bắt đầu điều chế loại thuốc có tên aspirin bằng cách tổng hợp hoạt chất axit salicylic trong cây liễu và loại thuốc này được dùng phổ biến trên toàn thế giới cho đến tận ngày nay.

Trong một vài nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Rothamsted và Đại học Kent, các nhà khoa học, chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm hoạt tính của miyabeacin có trong cây liễu và nhận thấy nó có khả năng tiêu diệt nhiều dòng tế bào ung thư vú, buồng trứng và cổ họng. Trong đó, khả năng chữa trị bệnh u nguyên bào thần kinh (neuroblastoma) của miyabeacin được các chuyên gia đặc biệt quan tâm. Đây là một dạng ung thư khó trị ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ sống sót chưa đến 50% nhưng lại khá phổ biến.

Giáo sư Mike Beale cho biết: “Về mặt cấu trúc, miyabeacin có chứa hai nhóm thuốc kháng viêm salicin nên nó có tiềm năng chống viêm và chống đông máu cao gấp đôi, mà chúng ta liên tưởng với aspirin. Song, kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận hoạt tính của miyabeacin trong việc chống lại một loạt tế bào ung thư – kể cả dòng tế bào kháng thuốc điều trị, củng cố thêm bằng chứng về dược lý đa diện của cây liễu”.

Đây là một hoạt chất có ý nghĩa rất lớn đối với nền y học, đồng thời “nâng tầm” giá trị cho cây liễu bên cạnh các công dụng đã tồn tại trước đó.

  • Vỏ của cây có vảy nhăn và chứa nhiều axit Salicylic. Vì vậy, vỏ và thân liễu được dùng làm thuốc điều trị cơn sốt, hay đau nhức hoặc sử dụng để điều chế ra thuốc kháng viêm.
  • Chất axit cũng có tác dụng làm sạch và tiêu diệt được hết vi khuẩn xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe trên cơ thể.
  • Các chất của vỏ liễu còn được chiết xuất để sử dụng theo đường bôi, tính năng kháng khuẩn giúp làm sạch da hơn, kháng mụn hiệu quả.
  • Ngoài ra, vỏ cây liễu còn chứa chất tannin, hoạt chất có công dụng chống oxy hóa cực kì tốt và hiệu quả (tương tự như trà xanh); giúp loại bỏ tế bào gốc và làm trẻ hóa các tế bào trong cơ thể.
  • Lá, hoa, quả có vị đắng, tính hàn, làm mát máu, giải độc.
  • Cành và rễ khử phong, trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau, tiêu thũng.
  • Hạt liễu có tơ làm mát máu, cầm máu, tiêu thũng.

Một số bài thuốc đơn giản từ cây liễu:

  • Trị rụng tóc: Cây vừng 20g, lá liễu 20g cho vào đun sôi 10 phút. Sử dụng nước thuốc này gội đầu hàng ngày, nên gội vào buổi trưa và trước lúc đi ngủ. Sau khi gội đầu để tóc tự khô mới đi ngủ và duy trì khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ ràng.
  • Chữa mất ngủ: Lá và rễ cây liễu trắng đem sắc thành nước uống; vỏ chỉ lấy ở những cành có vài năm tuổi trở lên, sử dụng dưới dạng bột xay. Liều dùng là hai thìa thuốc sắt hòa vào một cốc nước uống mỗi ngày.
  • Chữa bệnh nôn, khạc ra máu: Hoa liễu, lá huyết dụ, ngải cứu mỗi thứ 50g. Ngải cứu sao đen, cùng các vị thuốc sắc cho vào nồi cùng 400ml nước, đun sôi kỹ, chắt 180ml nước đặc. Chia đều làm 3 lần uống trong ngày, sau bữa ăn, uống liên tục 9 ngày. Hoặc có thể dùng nhị hoa liễu sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g.
  • Chữa mụn nhọt: Hoa liễu 15g, lá liễu 10g. Cả hai thứ rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào chỗ đau, ngày thay thuốc 1 lần, liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng lá và cành liễu non 100-150g nấu nước uống và xông rửa mụn nhọt.
  • Chữa bị thương gân xương đau nhức, bỏng uất nóng ở trong, tay chân co giật: Dùng cành và lá liễu với liều 40-60g sắc uống.
  • Chữa sâu răng: Dùng cành liễu nấu cao

Lời kết

Cây liễu rũ phong thủy là loài cây mang nhiều công dụng, ý nghĩa cũng như tính thẩm mỹ cao. Mặc dù còn khá nhiều tranh cãi nhưng nếu gia chủ ưa thích và có niềm tin đối với loại cây này thì liễu rũ hoàn toàn là lựa chọn lý tưởng cho không gian sống.

About The Author

Có tý liên quan

Để lại bình luận