Cây Lan Huệ: Loài hoa nữ hoàng vạn người mê

by Diệu Linh
60 lượt xem
cây lan huệ
(1 bình chọn)

Mỗi năm cây lan huệ chỉ ra ho một lần cũng là lúc “nhan sắc” của hoa đẹp nhất. Hương thơm ngào ngạt của lan huệ về đêm nếu như ai đã có dịp ngửi qua thì chắc rằng sẽ khó mà cưỡng lại. Mặc dù hoa huệ có tính phổ biến rộng nhưng ít ai biết về ý nghĩa của nó. Hãy cùng thegioicaycanh.online khám phá ý nghĩa biểu tượng của hoa lan huệ để làm phong phú hơn cuộc sống của mình.

Cây lan huệ có nguồn gốc từ các quốc gia Nam và Trung Mỹ

Cây lan huệ có nguồn gốc từ các quốc gia Nam và Trung Mỹ

Thông tin chung về cây lan huệ

Cây lan huệ có nguồn gốc từ các quốc gia Nam và Trung Mỹ. Có cái tên khá dễ nhầm sang hoa lan nhưng thực tế, lan huệ thuộc cùng họ hoa loa kèn với đài hoa như chiếc kèm trumpet. Lan huệ, hay còn gọi là lan tứ diện vì một củ trồng luôn cho được bốn bông hoa mọc bốn hướng khác nhau

  • Tên khoa học: Hippeastrum (chi lan huệ).
  • Thuộc họ: Amaryllidaceae (họ loa kèn đỏ).
  • Tên thường gọi: Lan huệ.
  • Tên gọi khác: Huệ tứ diện.
  • Nguồn gốc, xuất xứ: Lan huệ được trồng nhiều ở các nước châu Mỹ. Ngày nay, lan huệ được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đặc điểm của cây lan huệ

Lan huệ là loài hoa có củ đẹp nhất trong họ Amaryllidaceae

Lan huệ là loài hoa có củ đẹp nhất trong họ Amaryllidaceae

Loài hoa này xưa thường được trồng vài bụi trước cửa nhà để tô điểm màu sắc cho căn nhà. Ngày nay, chúng càng được ưa thích, khiến nhiều người mê đắm bởi những bông hoa lớn, màu sắc rực rỡ.

Hoa lan huệ có 2 loại: Lan huệ đơn và lan huệ kép. Hoa lan huệ đơn sẽ có 6 cánh hoa xếp thành 2 lớp so le nhau, mỗi lớp có 3 cánh xếp thành hình tam giác, còn hoa lan huệ kép sẽ có nhiều cánh hoa hơn, xếp từ 3 lớp cánh trở lên.

Lan huệ là loài hoa có củ đẹp nhất trong họ Amaryllidaceae. Thân và lá cây lan huệ thẳng đứng, dựng cao khoảng tầm từ 50 đến 70cm và bên trong rỗng, lá cây thì dày, hẹp, phẳng và dài, có vẻ đẹp quyến rũ có thể so sánh với lá lan quân tử.

Cây cảnh này có hình thức mọc giống như cây hành, mỗi cây sẽ cho ra 2- 5 bông hoa to ở đỉnh. Hoa lan huệ có thể sống được ở hai hình thức là sống trong đất và sống ở môi trường thủy canh.

Các giống lan huệ khác nhau có thời kỳ ra hoa khác nhau. Hầu hết nở hoa vào mùa xuân, một số nở vào mùa hè và mùa đông và một số nở hoa nhiều lần trong năm. Đồng thời chúng ta có thể thấy những bông hoa nở hoa từ trên củ, không hề có lá.

Mỗi bông hoa có thể tồn tại trong vài ngày, giúp bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy của mỗi bông hoa và mùi thơm ngọt ngào của chúng.

Hoa lan huệ có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng đỏ, cam, đỏ cam, đen… Hình dáng hoa giống như một cái loa với 6 cánh hoa nhọn tỏa ra rất đẹp.

Ý nghĩa và biểu tượng của hoa lan huệ

biểu tượng của vẻ đẹp huy hoàng và niềm tự hào

Biểu tượng của vẻ đẹp huy hoàng và niềm tự hào

Vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết toát ngay ra từ chính loài hoa này mang đến những cung bậc tình cảm khó lòng kìm được. Hoa mang nét tinh khôi, trang nhã, sang trọng nhưng cũng đầy sự tôn kính. Hương thơm đến ngất trời, dịu nhẹ mà thoang thoảng khiến nao lòng.

Hoa lan huệ có màu sắc rất rực rỡ vì thế nó là biểu tượng của vẻ đẹp huy hoàng và niềm tự hào. Theo phong thủy, hoa lan huệ màu đỏ được cho là đem lại nhiều may mắn và sự tốt lành cho gia chủ. Vì thế. vào dịp tết âm lịch, nó rất được ưa chuộng.

Huệ trắng hiển nhiên là biểu tượng của sự tinh khiết. Huệ có sọc hồng được biết đến như là huệ thiên văn học là một trong những loại phổ biến nhất hiện nay, nó còn có nghĩa là tham vọng và khích lệ với một thử thách khó khăn. Huệ vàng thường tượng trưng cho sức khỏe tốt và sự hồi phục, trong khi huệ đỏ là tiếng nói của đam mê và rất phù hợp cho đám cưới và bó hoa cầu hôn.

Hình ảnh hoa huệ ở Việt Nam cũng vô cùng gần gũi. Vào những dịp Lễ Tết hoặc trên các bàn thờ tổ tiên ngày cúng giỗ, nó là loài hoa không thể thiếu. Và nhất là những người đam mê hội họa, mỹ thuật sẽ không còn lạ lẫm gì với bức tranh sơn dầu “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Hình ảnh hoa lan huệ ở Việt Nam cũng vô cùng gần gũi. Hoa lan huệ thường được trong bồn hoa, trồng thành bụi hoặc trồng thành một hàng dọc ở cạnh tường. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng trong chậu rồi đặt nó ở trong phòng; cạnh bàn ăn, kệ, tủ hoặc hành lang. Cây hoa lan huệ trồng trên đất hoặc trồng thủy sinh đều sống rất tốt.

Lợi ích của cây lan huệ trong đời sống

  • Hoa lan huệ có màu sắc sặc sỡ, đa dạng, được trồng trong các chậu hoa đặt ở kệ bàn, cửa sổ, hành lang hoặc treo ở ban công nhằm tạo điểm nhấn bắt mắt cho không gian ngôi nhà.
  • Lan huệ được trồng trong các bồn cây lớn hoặc dọc theo lối đi nhằm tô điểm cho nhiều công trình công cộng như công viên, khu đô thị, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng,…
  • Vì hoa lan huệ vừa sinh trưởng tốt trong đất, vừa có thể sống trong môi trường thủy canh nên có thể chưng được lâu. Hoa lan huệ cắt cành vào dịp Tết dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân.
  • Đối với người kinh doanh hoa: Giá bán củ đã được xử lý có nụ sẵn là 000 đồng – 180.000 đồng. Các củ nhỏ hơn sẽ được chăm sóc thêm để đạt kích thước lớn hơn và xử lý ra hoa trong những vụ tiếp theo. Giá bán củ nhỏ là 20.000 đồng – 60.000 đồng.
  • Hoa lan huệ còn đóng góp vào nền y khoa, đặc biệt là Đông y. Các dược phẩm được điều chế từ cây lan huệ có thể sử dụng để điều trị vết thương, cầm máu, sưng, nhiễm trùng,…

Cách chăm sóc cây lan huệ

Lưu ý trong chăm sóc cây

Lưu ý trong chăm sóc cây

Nước

Nếu trồng cây hoa lan huệ bằng phương pháp thủy canh, bạn nên thay nước và bón thêm dinh dưỡng vào nước để rễ hấp thụ và nuôi dưỡng cây. Nếu trồng cây bằng đất, bạn chỉ cần tưới vừa đủ 4 – 5 ngày/lần, không nên tưới quá đẫm để tránh làm úng củ và thối rễ. Bạn cần quan sát độ ẩm của đất để cân bằng lượng nước tưới.

Ánh sáng

Cây lan huệ ưa sáng và có thể sống được trong điều kiện nửa bóng. Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của hoa. Nếu đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, vòi hoa và lá sẽ ngắn. Nếu cây lan huệ phát triển trong điều kiện râm mát, hoa và lá sẽ dài hơn. Vì vậy, khi trồng cây hoa lan huệ trong nhà, bạn nên phơi nắng cho cây 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần 3 – 4 giờ. Thời điểm tốt nhất để phơi nắng lan huệ là vào buổi sáng.

Phân bón

Bạn có thể dùng phân bón hữu cơ, phân lân, phân kali, tro, trấu, phân bón qua lá cho cây. Tuy nhiên, bạn nên bón đúng thời điểm và liều lượng phù hợp. Quan sát và cắt tỉa các cành lá già, khô, tránh cho sâu hại phát triển. Lựa chọn phân bón tốt sẽ góp phần tăng tỷ lệ ra hoa đẹp như mong muốn. Sau đây, là những sản phẩm chăm sóc lan huệ một cách tối ưu nhất.

  • Đất nung Ryusen Akadama
  • Đất nung Grand Akadama
  • Đất nung Normal Akadama
  • Giá thể trồng cây Peat Moss Garden & Potting Soil
  • Dớn trắng Chile (Sphagnum Moss)

Sâu bệnh hại xuất hiện trên cây lan huệ

Theo chia sẻ của người trồng cây lâu năm, lan huệ không có nhiều sâu bệnh hại. Sâu hại thường gặp là rệp, nhện đỏ, cào cào hoặc các loại như sâu ăn lá, ăn chồi. Dấu hiệu nhận biết cây lan huệ bị sâu hại là các vết chích, cắn của côn trùng trên lá hoặc thân.

Cách phòng trừ sâu bệnh hại như sau:

Để phòng tránh sâu bệnh hại, bạn cần đảm bảo cung cấp nước cho cây đầy đủ, phun thuốc đặc trị như Danitol, Ortus và một số loại thuốc khác được bán tại các nhà thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc. Hơn nữa, bạn cần chú ý quan sát giai đoạn đầu để mua thuốc trừ sâu để diệt trừ mầm bệnh.

Lời kết

Trên đây, là những thông tin cần thiết về cây lan huệ. Lan huệ là loại cây dễ trồng và chăm sóc. Vì thế, bạn chỉ cần đầu tư tâm huyết cho việc trồng lan huệ sẽ gặt hái được thành quả đáng mong đợi.

 

 

 

About The Author

Có tý liên quan

Để lại bình luận