Bạn đã bao giờ tò mò về cây nguyên liệu là gì và tại sao chúng lại quan trọng đến vậy? Trong thời đại công nghiệp hiện nay, loài cây này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều ngành sản xuất và kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển là nơi cung cấp nguyên liệu lớn cho thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Hãy cùng thegioicaycanh.online tìm hiểu tất tần tật về các loài cây cung cấp nguyên liệu nhé!
Cây nguyên liệu là gì?
Cây nguyên liệu là những loại cây được trồng để cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Chúng là nguồn tài nguyên quan trọng để sản xuất các sản phẩm như giấy, gỗ, dược phẩm, may mặc và nhiều thứ khác.
Cây nguyên liệu có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới và mỗi loại cây mang giá trị riêng. Ngoài giá trị kinh tế, một số cây cung cấp nguyên liệu còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Chúng được sử dụng trong trang trí và tạo cảnh quan cho môi trường sống và kiến trúc ngôi nhà.
Một số ngành phổ biến cần sử dụng cây nguyên liệu như:
- May mặc
- Dược phẩm
- Đồ gỗ
- Giấy
- Cây cảnh….
Thường mỗi loại cây cung cấp nguyên liệu sẽ tập trung ở một vùng nhất định, nơi mà cây phát triển tốt mà không cần phải chăm sóc nhiều. Hoặc những nơi mà cây sẽ có những đặc tính mà những nơi khác trồng không có được.
Vai trò của cây nguyên liệu
Làm đẹp cảnh quan, môi trường sống
Trong các loại cây cung cấp nguyên liệu thì sẽ có khá nhiều giống cây thích hợp để trang trí nhà cửa hoặc xung quanh khu vực sinh sống. Nguyên nhân là vì các cây này đều có hình dáng đẹp và kích thước vừa vặn để đặt trong nhà, tương tự giống như các loài hoa đẹp thường được dùng để cắm.
Bên cạnh đó trang trí nhà cửa bằng cây cung cấp nguyên liệu không chỉ đem lại không gian sống xanh tốt, thoáng mát. Mà cây còn thường mang hình dáng vượng tài lộc, hợp với phong thủy trong nhà.
Phục vụ các ngành công nghiệp
Hiện nay các cây cung cấp nguyên liệu đang là nguồn chủ lực cung ứng cho các doanh nghiệp dệt, may sản xuất từ các loại cây như: cây đay, bông, tơ tằm,… Đồng thời ngành xây dựng cũng cần sản lượng rất lớn gỗ từ các cây gỗ cung cấp nguyên liệu như xoan, lim, bạch đàn, gỗ trắc, gỗ căm xe,… Để có thể duy trì dây chuyền sản xuất sản phẩm nội thất.
Bên cạnh đó, loài cây này cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc cung cấp dược liệu từ thiên nhiên cho các nhà máy dược phẩm sản xuất nhiều loại thuốc.
Đem lại giá trị kinh tế cho người trồng
Năm 2020, sản lượng gỗ khai thác nước ta để cung cấp cho các ngành công nghiệp lên đến 30 triệu m3 và xuất khẩu gỗ cùng lâm sản thu về gần 13 tỷ USD. Dự báo rằng trong năm 2021, giá trị xuất khẩu gỗ có thể đạt 15,5 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2020, tăng một cách đáng kể.
Các loại cây nguyên liệu phổ biến hiện nay
Cây nguyên liệu gỗ
Cây gỗ nguyên liệu là những cây trồng khi đạt đến kích thước phù hợp sẽ được thu hoạch để lấy gỗ làm nguyên liệu như bột giấy, gỗ làm đồ nội thất…
Cây Bạch Đàn Cao Sản
Là một trong những cây được trồng khá phổ biến vì dễ sống, và ít phải chăm sóc.
Bạch Đàn Cao Sản hay còn gọi là Bạch Đàn Lai, được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Bạch Đàn Lai là giống mới, có ưu thế trội và ưu thế lai rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ thành rừng, hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy sản xuất từ gỗ Bạch Đàn Cao Sản, Bạch Đàn Lai vượt trội hơn những cây trong quần thể chọn lọc và cây bố mẹ lai.
Ngoài ra cây còn có công dụng làm thuốc, có thể dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp,…Thời gian thu hoạch cho Bạch Đàn Cao Sản là 6 năm sản lượng bình quân 60 tấn/1 ha với giá trị khai thác đạt trung bình 60 triệu/ha.
Cây Xoan Đào
Cây xoan đào còn có tên gọi là Cáng Lò, sapele, sapeli….nhưng tên khoa học thường gọi là Prunus arborea.
Đây là dòng gỗ tự nhiên được trồng rất nhiều tỉnh thành ở Việt Nam và cũng là 1 trong những loài thực vật có thân gỗ lớn và hoa của nó thuộc họ hoa hồng đẹp (Rosaceae).
Cây có nhịp sống sinh trưởng khá nhanh và tốt với địa hình bằng phẳng không quá dốc. Là cây ưa sáng, không chịu được bóng tối. Lượng mưa trung bình từ 1200mm – 2500mm/1 năm, và nhiệt độ trung bình khoảng 20 – 27 độ C.
Gỗ có đường vân đẹp, chất lượng tốt nên được sử dụng để làm đồ gỗ nội thất, các loại đồ gia dụng,… trong gia đình. Có thể thu hoạch gỗ xoan đào vào khoảng thời gian sau 7 – 9 năm.
Cây Giáng Hương
Cây Giáng hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus Kurs, thuộc họ Fabaceae (họ Đậu)… Ở Việt Nam, giáng hương còn được biết đến với nhiều tên gọi như cây đinh hương, giáng hương quả to,…
Vì thuộc cây lâu năm chủ yếu là cây bóng mát, lấy gỗ nên để có giá trị kinh tế thì mất khá nhiều thời gian, có thể tầm 3 đến 5 năm thì có thể dùng làm cây bóng mát.
Nhưng với việc trồng lấy gỗ thì bạn phải mất trên 10 năm, lúc đó cây mới già, đủ vân để tạo ra những tác phẩm đồ gỗ từ cây giáng hương này.
Cây có vân gỗ đẹp màu đỏ, cứng cáp có mùi hương nhẹ. Gỗ cây Giáng Hương thường được sử dụng sản xuất các loại đồ gỗ, đồ nội thất và gia dụng.
Cây Thiên Ngân
Cây Thiên Ngân có tên khoa học là Neolamarckia Cadamba, cây có đặc điểm thân tròn, thẳng đứng. Hiện loại cây này đã có mặt tại các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Srilanka, Philippin, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Indonesia…
Cây thường được dùng để sản xuất giấy, lát gỗ mặt, gỗ dán, ván trần, dùng làm vật liệu xây dựng, cấu trúc mái nhà, mái vòm, xuồng gỗ, đồ trang trí nội thất bằng gỗ, gỗ la phông.
Cây có đặc tính sinh trưởng nhanh, sau 5-10 năm đã thành cây gỗ lớn. Nếu thâm canh cao thì chỉ từ sau 5-8 năm đã thu hoạch được cây có kích thước tối đa, đặc biệt loại cây này có khả năng tái sinh cao sau khi đã thu hoạch.
Cây nguyên liệu giấy
Cây nguyên liệu giấy là những cây thân gỗ cung cấp nguồn nguyên liệu dùng trong công nghiệp sản xuất giấy. Có rất nhiều loại cây nguyên liệu giấy từ thông dụng đến quý hiếm. Dưới đây là hai cây nguyên liệu giấy phổ biến và gần gũi nhất trong đời sống.
Cây bạch đàn
Cây Bạch Đàn còn có tên khác là cây Khuynh Diệp và có tên khoa học là Eucalyptus. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae). Nguồn gốc xuất xứ từ Úc và có đến hơn 700 loài khác nhau.
Bạch đàn là loại cây thường xanh thân gỗ, trong vòng 5 – 10 năm có thể đạt tới chiều cao khoảng 5 – 30m. Thân cây cao và có lớp vỏ màu nâu xám. Vỏ cây thường dễ dàng bong tróc thành từng mảnh, làm lộ ra phần lõi gỗ có màu vàng sẫm.
Lá bạch đàn màu xanh có hơi đốm trắng, có dáng thon dài cong hình lưỡi liềm. Theo nghiên cứu của khoa học thì các phiến lá bạch đàn đặc biệt hơn khi chứa tinh dầu thành phần Eucalyptol – được dùng để chế tạo ra loại dầu gió mà ngày nay rất thông dụng ở Việt Nam. Hoa bạch đàn màu trắng, kích thước nhỏ và có cuống ngắn.
Cây keo lai
Cây keo lai có tên khoa học là Acacia Hybrid thuộc họ Đậu. Đây là loài cây thân gỗ, có kích thước đường kính khoảng 60 – 80cm và cao tới 25 – 30cm. Thân gỗ thẳng, vỏ màu vàng trắng có vân, tán lá không rộng nhưng cao, lõi gỗ phân biệt.
Lá keo có hình giống mũi mác, trên mặt có khoảng 3 – 4 gân. Hoa keo mọc từ các nách lá tạo thành từng cụm, hoa nhỏ li ti và có màu trắng hơi vàng.
Cây sứ nguyên liệu
Cây sứ nguyên liệu hay còn gọi là cây sứ Thái Lan, có tên khoa học là Adenium obesum thuộc họ Apocynaceae. Cây thuộc nhóm cây mọng nước, và đặc biệt được mệnh danh là “hoa hồng sa mạc”.
Cây sứ có thân và bộ rễ đẹp, mọng nước căng bóng nên chịu hạn rất tốt. Cây nở rất nhiều hoa, hoa nổi bật với sắc hồng trắng rực rỡ, cây có rất ít lá.
Cây sứ nguyên liệu được tận dụng làm nguyên liệu cho rất nhiều các bài thuốc dân gian, chữa trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh như mụn nhọt, sai khớp, bong gân, trừ ho, tiêu đờm, chữa các vết loét,… Hầu hết các bộ phận vỏ thân, rễ, hoa, lá, nhựa cây sứ đều có thể chữa được bệnh.
Ngoài ra, củ sứ còn dùng để ghép cành, nhân giống cây. Cây sứ nguyên liệu là loại cây cảnh khá phổ biến, được trồng nhiều ở các gia đình.
Cây Mây nguyên liệu
Cây mây nguyên liệu gọi ngắn gọn là cây mây, bao gồm khoảng 600 loài. Mây có thể thích nghi với mọi điều kiện sống khác nhau. Mây có đặc điểm thân tròn đều, đốt thưa và vỏ có màu trắng ngà.
Cây mây có thể chống chịu sâu bệnh tốt, là loại lâm sản ngoài cây gỗ được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ hay đồ nội thất gia đình.
Lời kết
Thegioicaycanh.online cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và hy vọng bạn đã có những thông tin bổ ích về các loài cây nguyên liệu và những thông tin liên quan đến chúng. Hãy tiếp tục khám phá thế giới của các loại cây tuyệt vời hiện nay và tìm hiểu thêm về công dụng và ý nghĩa của chúng nhé!