Từ lâu, cây cảnh đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thế nhưng có thể bạn không ngờ tới, cây cảnh không chỉ để làm đẹp cho không gian sinh hoạt, mà nhiều loài cây còn có công dụng chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy hãy cùng Thegioicaycanh.online khám phá xem đâu là những loại cây cảnh chữa bệnh nhé.
1. Cây Lô Hội – Cây cảnh chữa bệnh 1
Cây Lô Hội là gì? Cây Lô Hội, hay Nha Đam, Long Tu (Tên khoa học: Aloe barbadensis miller) là tên gọi các loại cây mọng nước thuộc chi Lô Hội. Cây có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập và được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Lô Hội không chỉ là một loại cây cảnh được nhiều người lựa chọn cho ngôi nhà, mà đây còn là một loại cây cảnh chữa bệnh được sử dụng để điều trị các tình trạng sức khoẻ khác nhau.
Đặc điểm của cây Lô Hội
Lô Hội là lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu cây cảnh, bởi Lô Hội rất dễ trồng và ít bị sâu bệnh. Lô Hội là loại cây cảnh thân thảo, thuộc họ hành tỏi, có thân cây ngắn, mọng nước; lá to, dày, có gai mềm ở mép, có màu xanh rất đẹp mắt.
Điều đặc biệt của cây Lô Hội là chứa lượng lớn gel trong lá, có màu hơi vàng và nhớt. Đây cũng là thành phần chính biến Lô Hội từ cây cảnh bình thường trở thành cây cảnh chữa bệnh.
Phương pháp chữa bệnh từ cây Lô Hội
Cây Lô Hội chữa bệnh gì?
Lô Hội được dùng cả trong đông y và tây y. Theo y học cổ truyền, Lô Hội có vị đắng, tính mát và tính kháng viêm. Tác dụng của Lô Hội là thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da và giảm nhẹ hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, Lô Hội còn là cây cảnh chữa bệnh được dùng trong các trường hợp đau đầu, chóng mặt, tiêu hoá kém…
Làm thế nào để chữa bệnh bằng Lô Hội đúng cách?
Thông thường, gel của loại cây cảnh chữa bệnh này rất ít khi được dùng tươi mà thường qua những lần rửa lớp nhựa vàng để giảm nhớt và tránh ngộ độc nếu bạn ăn hoặc uống. Bạn có thể thoa gel lô hội đã được làm sạch vào các vùng da khô, da nứt nẻ để cấp ẩm tức thì cho da; hay thoa lên vùng bị trầy xước, bỏng nhẹ, côn trùng đốt làm giảm cảm giác căng rát trên da. Cấu trúc phân tử của Lô Hội giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và giảm thiểu sẹo bằng cách tăng cường collagen và chống lại vi khuẩn.
Ngoài ra, để tối ưu hoá tác dụng chữa bệnh của loại cây cảnh chữa bệnh này, bạn còn có thể chế biến gel Lô Hội thành đồ ăn hoặc đồ uống. Một số món có thể kể đến như nước Lô Hội, chè Lô Hội hoặc sữa chua Lô Hội… Sau khi được xử lí đúng cách, Lô Hội đưa vào cơ thể sẽ tránh được tình trạng gây kích ứng, ngộ độc và phát huy được nhiều công dụng.
2. Cây Lẻ Bạn – Cây cảnh chữa bệnh 2
Cây Lẻ Bạn là gì? Cây Lẻ Bạn, hay Sò Huyết, Lão Bạng (Tên khoa học: Tradescantia discolor L’Hér) là một loại cây cảnh thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Cây có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, nhưng hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Đây là loại cây chịu nhiệt tốt và có sức sống dẻo dai nên được trồng ở hầu hết các vùng của nước ta. Ngoài ra, xét theo phong thuỷ thì cây Lẻ Bạn còn mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ nên thường được trồng ở nhiều gia đình.
Đặc điểm của cây Lẻ Bạn
Cây Lẻ Bạn là loại cây cảnh thường được nhiều gia đình ưa chuộng. Đây là cây thuộc loại cây thảo, cao khoảng 30 – 40cm, rộng khoảng 3 – 5cm. Cây Lẻ Bạn có lá màu tím ở phía trên và đổi dần về màu xanh lục ở phía dưới lá. Thời gian ra hoa và tạo quả của cây Lẻ Bạn thường vào mùa hè, khi đó, cây sẽ mọc thành từng cụm và có hoa màu trắng.
Cây Lẻ Bạn thường được trồng chủ yếu ở các vườn hoa để làm cảnh. Điều khiến Lẻ Bạn trở thành cây cảnh chữa bệnh là bởi hoa và lá của cây có công dụng để làm thuốc, chữa được nhiều căn bệnh khác nhau.
Phương pháp chữa bệnh từ cây Lẻ Bạn
Cây Lẻ Bạn chữa bệnh gì?
Theo y học cổ truyền, cây Lẻ Bạn có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, bổ máu, lương huyết giải độc, hoá đờm chống ho. Vậy nên công dụng chính của Lẻ Bạn là chữa chứng ho ra máu, tiêu chảy, đại tiện ra máu, viêm phế quản, viêm đường hô hấp hay lao bạch huyết…
Theo y học hiện đại, cây cây cảnh chữa bệnh này còn có khả năng chống độc tố, chống vi trùng. Cùng với đó là khả năng chống nhiễm trùng mạnh mẽ và có tiềm năng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh thế kỉ – ung thư.
Làm thế nào để chữa bệnh bằng Lẻ Bạn đúng cách?
Hoa và lá của loại cây cảnh chữa bệnh này có thể sử dụng theo cả tươi và phơi khô.
Đối với hoa, lá tươi, có thể dùng 40 – 60 gram/ngày. Khi kết hợp với một số loại cây cỏ khác như Rau Má, Diếp Cá, Rễ Cỏ Tranh hay trộn với mật ong, có thể trị được viêm phế quản hay đi tiểu ra máu. Đối với hoa, lá đã mang đi phơi khô, có thể dùng 15 – 30 gram/ngày. Phương pháp đơn giản nhất là đem sắc nước uống.
Ngoài ra, một số người còn có thể dùng Lẻ Bạn để nấu canh ăn cũng giúp làm mát máu, dễ chịu trong người.
3. Cây Râm Bụt – Cây cảnh chữa bệnh 3
Cây Râm Bụt là gì? Cây Râm Bụt, hay Bông Bụt, Chu Cận, Phật Tang, Mộc Cận, Dâm Bụt (Tên khoa học:Hibiscus rosa-sinensis L.), là một loại cây bụi thường xanh thuộc chi Dâm bụt (Hibiscus) của họ Bông (Malvaceae). Cây có nguồn gốc từ Đông Á, nhưng hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Râm Bụt thường được trồng để làm hàng rào hay làm cảnh nên rất ít người biết Râm Bụt còn là một loài cây cảnh chữa bệnh.
Đặc điểm của cây Râm Bụt
Râm Bụt là một loại cây thường được sử dụng để làm hàng rào. Râm Bụt cao từ 1 – 2m, có những cây cao đến 4 – 5m. Thân hình trụ, tròn, nhẵn, màu nâu xám. Lá Râm Bụt hình bầu dục, mép có răng cưa to. Hoa Râm Bụt to, mọc đơn độc ở kẽ lá, có màu đỏ bắt mắt.
Râm Bụt được coi là cây cảnh chữa bệnh bởi nhiều bộ phận của loài cây này được sử dụng như thuốc. Từ lá, hoa đến vỏ cây, vỏ rễ đều có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Phương pháp chữa bệnh từ cây Râm Bụt
Cây Râm Bụt chữa bệnh gì?
Theo y học cổ truyền, Râm Bụt có vị ngọt, hơi đắng, nhớt, tính bình. Râm Bụt có tác dụng lớn trong việc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chí huyết, giải độc, sát trùng… Ngoài ra tại một số nước như Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ, Malaysia, Râm Bụt còn là liều thuốc điều kinh được sử dụng rộng rãi hay kích thích xổ nhau thai sau khi sinh, điều trị ho, viêm họng…
Trong y học hiện đại, Râm Bụt là cây cảnh chữa bệnh có tác dụng giảm đau, hạ sốt hoặc ức chế thần kinh trung ương trên chuột nhắt, chuột cống trắng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng Râm Bụt có thể dùng trong tránh thai hoặc trong điều trị rụng tóc từng vùng.
Làm thế nào để chữa bệnh bằng Râm Bụt đúng cách?
Với mụn mủ, mụn nhọt đang mưng mủ, đem lá và hoa tươi giã nhỏ, trộn đều với một ít muối rồi đắp lên những vết mụn. Mỗi khi hỗn hợp này khô lại tiếp tục thay hỗn hợp mới. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, mụn nhọt sẽ đỡ nhức và sớm vỡ mủ.
Ngoài ra, loài cây cảnh chữa bệnh này còn có thể tận dụng cả vỏ rễ để chữa xích và bạch lỵ, bạch đới khí. Đem vỏ rễ Râm Bụt sắc với nước để uống dần, có thể dùng 4 – 12 gram/ngày. Nước sắc này còn dùng ngâm, rửa bôi trị trĩ, mụn nhọt với liều không giới hạn.
Kết luận
Có rất nhiều loại cây cảnh vốn tưởng chỉ để làm đẹp lại có nhiều công dụng khác nhau, một trong số đó chính là chữa bệnh. Qua bài viết này, Thegioicaycanh.online đã cung cấp cho bạn về 3 loại cây cảnh chữa bệnh, để từ đây bạn có thể tận dụng được nhiều hơn giá trị mà những loại cây cảnh này đem lại.