Mùa hè là thời điểm muỗi và các loại côn trùng sinh sôi nhanh chóng, sự xuất hiện của chúng không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề này là trồng các cây đuổi muỗi. Ở bài viết này, Thegioicaycanh.online sẽ chia sẻ với bạn đâu là những cây đuổi muỗi nên trồng trong căn nhà của bạn vào mùa hè này nhé.
Các cây đuổi muỗi
Hoa Cúc – Cây đầu tiên trong các cây đuổi muỗi
Hoa Cúc là một loài hoa thuộc họ Cúc (Asteraceae), có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hoa Cúc phân bố rộng lớn khắp thế giới, chủ yếu tại các nước châu Âu, Bắc Phi và châu Á, được du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỉ XV. Chúng được trồng phổ biến trên toàn thế giới bởi vẻ đẹp đa dạng, ý nghĩa phong phú và nhiều công dụng hữu ích.
Đứng đầu trong danh sách các cây đuổi muỗi chính là hoa Cúc. Hoa Cúc có chứa một hợp chất tự nhiên gọi là Pyrethrum, là thành phần quen thuộc trong các loại thuốc diệt muỗi và côn trùng khác. Pyrethrum ít độc hại với con người và môi trường so với các loại thuốc trừ sâu hóa học thông thường, hợp chất này dễ phân hủy sinh học và không gây ra ô nhiễm môi trường. Ở hoa Cúc, Pyrethrum tác động lên hệ thần kinh của côn trùng, khiến chúng tê liệt và tử vong. Khi tiếp xúc với chất này, côn trùng sẽ bị kích thích, dẫn đến mất cân bằng điện giải, co giật và dẫn đến cái chết. Bạn nên trồng hoa Cúc ở gần cửa sổ, cửa ra vào hoặc những nơi có nhiều muỗi xuất hiện, khi đó hoa Cúc tỏa ra mùi hương đặc trưng mà muỗi và các loại côn trùng khác không ưa thích. Mùi hương này có tác dụng xua đuổi, khiến muỗi tránh xa khu vực có hoa Cúc, hạn chế được sự xâm nhập của chúng.
Bạch Đàn – Cây thứ hai trong các cây đuổi muỗi
Cây Bạch Đàn hay cây Khuynh Diệp (Tên khoa học: Aromadendron Andrews ex Steud), đây là một chi thực vật có hoa thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae). Bạch Đàn có hơn 700 loài, hầu hết có nguồn gốc từ Úc. Bạch Đàn thuộc loài cây thân gỗ, thường được trồng với mục đích thu hoạch gỗ, phòng chống xói mòn đất và thu hoạch tinh dầu.
Trong lá và hoa Bạch Đàn có chứa một hợp chất hữu cơ đặc biệt tên là Nepetalactone. Hợp chất này tạo nên mùi hương đặc trưng, rất dễ chịu với con người nhưng lại khiến muỗi và các côn trùng khác khó chịu, buộc chúng phải tránh xa. Lá Bạch Đàn có hình thuôn dài, đầu nhọn, mọc so le trên cành. Nhờ đặc điểm này, diện tích bề mặt lá được tối ưu hóa, giúp tiết ra tinh dầu một cách hiệu quả nhất. Khi tinh dầu bay hơi trong không khí, hương thơm của Nepetalactone sẽ khuếch tán mạnh mẽ, lan tỏa khắp không gian, đẩy lùi muỗi và côn trùng. Chính bởi khả năng đuổi muỗi độc đáo này, Bạch Đàn vẫn luôn có tên trong danh sách các cây đuổi muỗi hiệu quả nhất.
Hoa Oải Hương – Cây thứ ba trong các cây đuổi muỗi
Oải Hương là một loại cây bụi có hoa thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Sau này người La Mã đã mang theo loài hoa này đi khắp châu Âu nên hoa Oải Hương dần trở nên phổ biến, trong đó có miền Nam nước Pháp hiện đang là nơi trồng nhiều hoa nhất trên thế giới. Hoa Oải Hương màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành cụm dày đặc, có mùi thơm ngọt ngào, thường được sử dụng trong liệu pháp hương thơm và làm đẹp.
Hoa Oải Hương có mùi hương thơm thanh tao, nhẹ nhàng, thế nhưng ít ai biết đây chính là điều khiến Oải Hương được xếp vào các cây có hiệu quả nhất. Trong hoa Oải Hương có hợp chất hữu cơ tự nhiên Linalool có mùi hương hoa cỏ nhẹ nhàng, tươi mát. Thế nhưng khi muỗi tiếp xúc với hợp chất này, hệ thần kinh của chúng sẽ chịu ảnh ảnh hưởng, dẫn đến mất phương hướng, kích động và cuối cùng buộc phải tránh xa loài hoa này. Có thể nói, Linalool có tác dụng lớn trong việc kháng khuẩn, chống nấm và đặc biệt hiệu quả trong việc đuổi muỗi và các loại công trùng khác.
Cây Tràm Trà – Cây thứ tư trong các cây đuổi muỗi
Cây Tràm Trà hay cây Trà, cây Đinh Hương Úc (Tên khoa học Melaleuca alternifolia), đây là thực vật có hoa trong họ Đào kim nương (Myrtaceae). Đây là một loại cây bụi hoặc cây nhỏ có nguồn gốc từ Úc, thích hợp với loại đất ẩm, có nhiều ánh sáng mặt trời. Tinh dầu được chiết xuất từ lá cây Tràm Trà có nhiều công dụng trong y tế và mỹ phẩm.
Cây Tràm Trà cũng là một trong các cây đuổi muỗi tự nhiên rất hiệu quả. Trong cây Tràm Trà có một hợp chất tự nhiên tên Citronella, từ lâu đã được biết đến như một “vũ khí” hiệu quả để chống muỗi và côn trùng. Citronella có cơ chế tấn công hệ thần kinh, gây rối loạn chức năng và khiến muỗi bị mất phương hướng khi đến gần, cuối cùng buộc chúng phải tránh xa. So với các phương pháp đuổi muỗi khác, Citronella từ cây Tràm Trà có nhiều ưu điểm hơn như ít độc hại, dễ phân hủy sinh học, an toàn cho con người và môi trường, có khả năng lưu giữ hương thơm trong thời gian dài giúp duy trì hiệu quả lâu dài và có mùi hương the mát, dễ chịu, tạo cảm giác thư giãn cho con người.
Những lưu ý khi trồng
Một số phương pháp để sử dụng cây đuổi muỗi có hiệu quả
Đầu tiên, nên trồng các cây đuổi muỗi ở gần cổng, cửa sổ hoặc cửa ra vào. Đây là những điểm xâm nhập chính của muỗi. Ngoài ra còn có thể đặt cây ở các góc tối và ẩm ướt vì muỗi thường xuất hiện ở đây nhiều. Đặt cây ở đây có thể tiêu diệt được những ổ muỗi tiềm ẩn.
Thứ hai, để đảm bảo được hiệu quả của các cây đuổi muỗi, nên trồng nhiều loại cây khác nhau. Ngoài những cây đã kể trên, bạn có thể trông thêm sả, húng lủi, hương thảo… để đa dạng các cây trồng, bởi mỗi loại đều có tính đuổi muỗi khác nhau và các cây có khả năng tăng hiệu quả cho nhau.
Thứ ba, để tăng cường hiệu quả của các cây đuổi muỗi, bạn có thể áp dụng phương pháp khác thay vì chỉ trồng cây như bình thường. Có thể sử dụng tinh dầu và pha loãng với nước để tạo thành hỗn hợp xịt phòng, vừa giúp không gian có thêm hương thơm vừa có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả. Hoặc có thể nghiền nát lá và cành cây của một số cây đuổi muỗi và pha loãng với nước để tạo thành một hỗn hợp xịt muỗi tạm thời.
Bên cạnh đó, để giúp các cây phát huy công dụng của mình tốt hơn, bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa các cành cây và tưới nước đều cho chúng. Điều này giúp các cây luôn tươi tốt và phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Một số nhược điểm của cây đuổi muỗi
Mặc dù việc trồng các cây cảnh như trên là một trong những phương pháp tự nhiên và an toàn để đuổi muỗi, nhưng những có một số nhược điểm bạn nên cân nhắc trước khi trồng.
Đa số các cây đuổi muỗi có yêu cầu cao về không gian và ánh sáng, chúng sẽ phát triển tốt ở những nơi có không gian rộng lớn và ánh sáng đầy đủ. Vì vậy những căn phòng và khu vực nhỏ, tối sẽ không phù hợp với các cây này.
Ngoài ra, các loài cây này thường sẽ không có tác dụng tức thì. Việc đuổi muỗi bằng các cây này yêu cầu thời gian và công sức chăm sóc mới có thể phát triển và có khả năng đuổi muỗi bằng hương thơm của mình.
Kết luận
Trồng cây đuổi muỗi là một trong những phương pháp đuổi muỗi tự nhiên và an toàn nhất. Thế nhưng phương pháp này cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Trên đây, Thegioicaycanh.online đã cung cấp cho bạn thông tin về các cây đuổi muỗi mà bạn có thể trồng vào mùa hè này để tránh được sự tấn công của muỗi, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.