Cây cảnh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng an toàn khi trồng trong nhà, đặc biệt là khi có trẻ nhỏ và vật nuôi. Để đảm bảo an toàn cho gia đình, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về các loại cây cảnh trước khi quyết định trồng chúng trong nhà. Ngay sau đây, hãy cùng Thegioicaycanh.online tìm hiểu về các cây cảnh có thể gây nguy hiểm cần tránh để bảo vệ sức khỏe của gia đình và tạo nên một không gian sống xanh, lành mạnh và thư thái.
Bách Xù Bonsai có thể gây dị ứng
Cây Bách Xù Bonsai là một trong những cây cảnh được ưa chuộng những năm gần đây, thế nhưng không phải ai cũng biết cây cũng là một trong những nguồn gây dị ứng cho con người. Cây Bách Xù Bonsai cùng loài với cây Bách Xù Núi, nhưng điều kiện sống tự nhiên có thể khiến thành phần hóa học trong cây có một số biển đối nhỏ. Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ gây dị ứng của chúng. Một trong những dị ứng thường thấy khi tiếp xúc với cây ở người là nghẹt mũi và chảy nước mắt. Điều này gây ra có thể do bạn đã bị dị ứng với phấn hoa của cây.
Do đó, cây Bách Xù Bonsai được khuyến khích nên trồng ngoài trời. Khi đặt cây ngoài trời, phấn hoa sẽ phân tán rộng hơn và ít tiếp xúc trực tiếp với người trong nhà, giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng. Ngoài ra, cây Bách Xù Bonsai cũng là cây ưa sáng và không khí trong lành. Việc trồng ngoài trời vừa giúp cây phát triển tốt vừa không gây nguy hiểm đến cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến việc không phải ai cũng bị dị ứng. Mức độ nhạy cảm với phấn hoa khác nhau giữa các cá nhân. Có người có thể sống chung với cây bách xù mà không gặp vấn đề gì, trong khi người khác lại rất dễ bị dị ứng. Vậy nên bạn có thể cân nhắc đến những yếu tố này trước khi quyết định trồng cây.
Xuất hiện rệp sáp trên cây mọng nước
Các cây mọng nước như Xương Rồng, Sen Đá… là một trong những cây cảnh được nhiều người yêu thích và chọn để trồng trong nhiều năm. Thế nhưng tình trạng xuất hiện rệp sáp trên thân cây lại là lí do để họ suy nghĩ trước khi trồng cây. Rệp sáp là một loại côn trùng nhỏ bé, thường bám vào thân, lá và rễ cây để hút nhựa cây. Chúng sinh sản rất nhanh và có thể gây hại nghiêm trọng cho cây trồng nếu không được kiểm soát. Rệp sáp thường hút chất dinh dưỡng của cây chúng bám vào để duy trì sự sống. Rệp sáp hút nhựa cây khiến cây dần trở nên suy yếu, vàng lá hoặc rụng lá. Không chỉ vậy, chất dịch ngọt do rệp sáp tiết ra tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, làm đen lá và cành. Điều nguy hại ở loài rệp sáp này là chúng còn có thể chuyển sang các cây khác, gây hại lan rộng. Dù vậy, rệp sáp lại vô cùng khó diệt trừ khi chúng có khả năng kháng thuốc và thường nấp ở những vị trí khó tiếp cận. Vậy nên, một khi xuất hiện rệp sáp mà không được xử lý kịp thời, chúng sẽ gây nguy hiểm cho những cây khác.
Trúc Đào gây nguy hiểm đến tính mạng
Dù là một loài cây có hoa vô cùng đẹp, Trúc Đào lại là một cây có độc tố cao, gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Toàn bộ cây trúc đào đều chứa độc tố, đặc biệt là nhựa cây. Chỉ cần một lượng nhỏ nhựa hoặc các bộ phận của cây xâm nhập vào cơ thể, dù qua đường tiêu hóa, da hay hít phải, đều có thể gây ra ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Hai chất độc chính trong trúc đào là oleandrin và neriin. Chúng tác động trực tiếp đến tim mạch, gây rối loạn nhịp tim, suy tim và có thể dẫn đến tử vong. Khi bị ngộ độc trúc đào, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, nhịp tim không đều, khó thở, co giật và hôn mê.
Do chúng rất nguy hiểm, vậy nên bạn cần tránh xa những cây Trúc Đào dù chúng có đẹp đến đâu. Đặc biệt cần để cây tránh xa trẻ em và thú cưng. Trẻ em thường tò mò và dễ bị thu hút bởi những vật thể lạ. Nếu vô tình ăn phải lá, hoa hoặc bất kỳ bộ phận nào của cây trúc đào, trẻ có thể bị ngộ độc nghiêm trọng. Tương tự, vật nuôi như chó, mèo cũng có thể bị ngộ độc nếu nhai lá cây. Ngay cả khi không ăn phải, việc tiếp xúc với nhựa cây trúc đào cũng có thể gây kích ứng da, mắt. Nếu cây trúc đào bị đổ hoặc gãy, việc xử lý cây cũng rất nguy hiểm. Nhựa cây có thể bắn ra và gây tổn thương cho người tiếp xúc.
Môn Trường Sinh nguy hiểm cho thú cưng
Cây Môn Trường Sinh dù rất dễ trồng và mang lại vẻ đẹp xanh mát cho không gian sống, nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định đối với thú cưng. Thành phần chính khiến môn trường sinh trở nên nguy hiểm chính là tinh thể canxi oxalat. Khi thú cưng ăn phải lá hoặc cắn vào thân cây, những tinh thể này sẽ gây kích ứng mạnh mẽ lên các bộ phận nhạy cảm như miệng, lưỡi, họng và thậm chí cả mắt.
Chó mèo thường rất tò mò và thích khám phá mọi thứ xung quanh, bao gồm cả cây cối. Chúng có thể vô tình cắn lá, nhai rễ hoặc liếm nhựa cây. Nếu không may ăn phải môn trường sinh, thú cưng có thể xuất hiện các triệu chứng như miệng lưỡi sưng tấy, chảy nhiều nước miếng, nôn mửa, khó thể, sưng phù mặt, cổ… Trong những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Môn Cảnh chứa nhiều chất độc nguy hiểm
Cây Môn Cảnh hay còn gọi là cây Cánh Thiên Thần, cây Tai Voi, dù có vẻ ngoài bắt mắt nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Toàn bộ cây môn cảnh, từ lá, thân đến rễ, đều chứa hai loại chất độc calcium oxalate và asparagine Khi ăn phải, tinh thể calcium oxalate sẽ gây bỏng rát, sưng tấy vùng miệng, lưỡi, họng. Còn asparagine lại có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Trong trường hợp nặng, việc ăn phải cây môn cảnh có thể gây khó thở, sưng phù lưỡi, ảnh hưởng đến đường hô hấp và thậm chí dẫn đến tử vong.
Cây Môn Cảnh là một trong những cây cảnh nguy hiểm cho cả người và thú cưng. Trẻ nhỏ và thú cưng thường rất hiếu động và tò mò, chúng có thể vô tình chạm vào, nếm thử hoặc ăn phải lá cây. Cả người và thú cưng đều có thể gặp phải các triệu chứng ngộ độc tương tự khi ăn phải cây môn cảnh. Do đây là một loài cây rất nguy hiểm, vậy nên bạn có thể cân nhắc đến các cây trồng khác khi trang trí nhà.
Cây Si nguy hiểm với người mắc bệnh hô hấp
Cây Si cũng là một trong những cây được khuyến khích không nên trồng trong nhà do những nguy cơ tiềm ẩn mà chúng đem lại. Bề mặt lá cây sáp bóng, nhẵn của cây có khả năng hút và giữ rất nhiều bụi bẩn. Nếu không được lau chùi thường xuyên, bụi bẩn sẽ tích tụ trên lá, tạo điều kiện cho các loại nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà và có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp, đặc biệt là đối với những người bị hen suyễn hoặc dị ứng. Ngoài ra, cây cũng có nguy cơ gây dị ứng cho người. Cây có lá sáp chứa hàm lượng cao su khá cao. Khi nhựa cây tiếp xúc với da hoặc đường hô hấp, nó có thể gây ra các phản ứng dị ứng như viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng hay khó thở. Trong trường hợp nhẹ, bạn sẽ chỉ bị đỏ da, ngứa, nổi mẩn, hắt hơi, chảy nước mũi. Trong trường hợp nặng, đối với những người bị hen suyễn hoặc có bệnh lý về đường hô hấp, việc tiếp xúc với nhựa cây có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Kết luận
Mặc dù phần lớn các cây cảnh đều mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, thế nhưng trong đó vẫn còn nhiều cây tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là những loài cây chứa chất độc. Việc lựa chọn cây cảnh cần được cân nhắc kỹ lưỡng, ưu tiên những loại cây an toàn, phù hợp với điều kiện sống và sức khỏe của gia đình. Qua bài viết này, Thegioicaycanh.online đã cung cấp cho bạn thông tin về các cây cảnh gây nguy hiểm khi trồng trong nhà, từ đó bạn có thể có thêm lựa chọn khác khi quyết định trồng cây cảnh.